KẾ HOẠCH CỦA NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2018 2019
Ngày đăng: Lượt xem:
PHÒNG GD&ĐT TÂN HIỆPTrường THCS Thạnh Đông A | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: 04/KH-THCS TĐA Thạnh Đông A, ngày 01 tháng 9 năm 2018
KẾ HOẠCH
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019
Căn cứ Quyết định số 1575/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 7 năm 2018 của UBND tỉnh Kiên Giang về ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2018 – 2019 đới với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ công văn số 1525/SGDĐT-GDTrH, ngày 30 tháng 8 năm 2018 của sở giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019;
Căn cứ phương hướng nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 của Phòng Giao dục và Đào tạo huyện Tân Hiệp;
Căn cứ kết quả đạt được những năm học qua và tình hình thực tế của địa phương;
Trường THCS Thạnh Đông A xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 như sau:
- I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH
Trường THCS Thạnh Đông A được thành lập ngày 18/8/2000, vừa tròn 18 năm, tách ra từ trường PTCS Thạnh Đông A3 và trường tiểu học kinh 7B, cách quốc lộ 80 khoảng 4,5 km, cách kênh Đòn Dong khoảng 200m, nằm địa bàn ấp kinh 7A thuộc xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, bà con sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, kinh tế phát triển khá, an ninh trật tự ổn định.
- 1. Quy mô trường lớp
1.1. Tổng số nhân sự là 32/17 nữ, trong đó:
– Hiệu trưởng: 01/00 nữ
– Phó Hiệu trưởng: 01/00 nữ
– Giáo viên trực tiếp đứng lớp: 23/11 nữ
– Cán bộ văn thư: 01/00 nữ
– GV Tổng phụ trách: 01/00 nữ
– CB Thiết bị: 01/01 nữ
– CB Thư viện: 01/01 nữ
– CB thủ quỹ: 01/01 nữ
– Nhân viên bảo vệ: 01/01 nữ
– Nhân viên Kế toán: 01/01 nữ
– Trình độ chuyên môn: ĐH 28/14 nữ, CĐ 2/1 nữ, trung cấp 01/1 nử. TĐ Khác 01/1 nữ.
1.2. Tổng số học sinh là 298/12 lớp, trong đó:
– Khối 6: 82/3 lớp
– Khối 7: 76/3 lớp
– Khối 8: 71/3 lớp
– Khối 9: 69/3 lớp
- Thuận lợi và khó khăn
2.1. Thuận lợi:
– Tập thể hội đồng sư phạm đoàn kết thống nhất trong tư tưởng và hành động; đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo.
– Đa số các em học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh.
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập đã được đầu tư mới tương đối đầy đủ.
– Nhận thức của người dân về công tác xã hội hóa giáo dục ngày được nâng lên.
– Nhà trường được các ban, ngành, đoàn thể quan tâm hỗ trợ và sự chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy đảng, chính quyền.
2.2. Khó khăn:
– Một số học sinh chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ của người học.
– Còn một bộ phận phụ huynh học sinh ít quan tâm đến con em mình, còn khoán trắng cho nhà trường.
– Một số thiết bị hư hỏng không sử dụng được ở phòng thí nghiệm như hóa chất
– Nhà nước đầu tư sửa chữa các phòng học và phòng chức năng chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến việc dạy và học, việc xây dựng lại trường đạt chuẩn quốc gia.
- NHIỆM VỤ VÀ CHỈ TIÊU
- Nhiệm vụ trọng tâm và chỉ tiêu chung
1.1.Nhiệm vụ trọng tâm
– Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành.
– Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục.
– Duy trì và nâng cao tỉ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học sơ sở.
– Tiếp tục tự đánh giá và xây dựng công lại trường chuẩn quốc gia.
– Xây dựng kế hoạch giữ vững trường đạt chuẩn xanh-sạch-đẹp và trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng ở cấp độ 1;
1.2. Chỉ tiêu chung: Phấn đấu đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.
- Nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể
2.1. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua
Tập thể giáo viên, nhân viên và học sinh tiếp tục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Phấn đấu 100% giáo viên, nhân viên và học sinh chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.2. Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục
2.2.1. Thực hiện thời gian năm học, kế hoạch giáo dục và kế hoạch giảng dạy
Thời gian năm học: Thực hiện theo Quyết định số 1575/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 7 năm 2018 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2018-2019 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Kế hoạch giáo dục: Thực hiện kế hoạch giáo dục đúng, đủ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kế hoạch giảng dạy và học tập: Thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học đúng, đủ theo phân phối chương trình của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Hiệp quy định. Phấn đấu đạt được các chỉ tiêu như sau:
+ Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh:
- Hạnh kiểm: Xếp loại tốt và khá đạt 99% trở lên
- Học lực: Học sinh có học lực từ trung bình trở lên đạt 96%, trong đó xếp loại khá, giỏi 50%, loại yếu và kém không quá 04%.
– Tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học không quá 5%. Trong đó: bỏ học không quá 1%.
– Học sinh khối lớp 9 xét tốt nghiệp đạt 100%
– Học sinh giỏi cấp huyện đạt 30% trở lên và cấp tỉnh là 40% trở lên so với đội tuyển học sinh dự thi.
+ Huy động học sinh đến trường đạt 98,5% trở lên.
+ Phổ cập giáo dục THCS: Đạt chuẩn.
2.2.2. Thực hiện các hoạt động dự giờ, thao giảng, chuyên đề
– GV đi dự người khác dạy: 02 tiết/tháng (16 tiết/năm)
– GV dạy cho người khác dự: 04-06 tiết/năm.
– Chuyên đề: Tổ tự nhiên: 08; tổ xã hội: 08; tổ ngoại ngữ: 03 tiết/năm (Trong đó mỗi tổ 01 chuyên đề toàn trường).
– Thao giảng, hội giảng, bài học minh họa(BHMH): 01-02 tiết/GV/năm.
– Dạy ứng dụng CNTT: 03 tiết/GV/năm
2.2.3. Thực hiện việc sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên
Giáo viên phải thực hiện đầy đủ, có hiệu quả thiết bị hiện có của nhà trường trong hoạt động dạy học và phải tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học (Thiết bị, đồ dùng dạy học do nhà trường phân công).
Triển khai nhân rộng 02 đề tài sáng kiến, kinh nghiệm của giáo viên đã được Hội đồng thi thua khen thưởng huyện công nhận trong năm học 2017-2018 (Đề tài do Lãnh đạo nhà trường chọn).
2.2.4. Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá và đổi mới phương pháp dạy học
* Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá
Giáo viên ra đề kiểm tra phải chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét. Việc cho điểm có thể đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.
Đối với môn Giáo dục công dân: Giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực; giáo viên dạy môn Giáo dục công dân phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để nhận xét về hạnh kiểm của học sinh (Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân chuyển kết quả nhận xét sau mỗi học kỳ, năm học cho giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm ghi nội dung vào nhận xét cuối năm học ở phần dành cho nhận xét của giáo viên chủ nhiệm trong học bạ).
Đối với các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên: Tiếp tục đổi mới giảng dạy và thực hiện kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực hiện hành.
* Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Giáo viên cần phải năng động hơn trong việc tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng. Chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu; nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và có giải pháp khắc phục.
Giáo viên tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng.
Giáo viên phải tích cực ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý trong hoạt động dạy học. Mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 01- 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin cho mỗi học kỳ.
2.3. Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và thi giáo viên dạy giỏi
Kiểm tra 100% GV trực tiếp đứng lớp, trong đó: kiểm tra toàn diện 08 giáo viên (Tổ tự nhiên: 03 GV; tổ xã hội: 02 GV; tổ NN+TD+…: 03 GV).
Tất cả giáo viên đều phải cố gắng tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi vòng trường và vòng huyện(nếu có). Phấn đấu giáo viên dạy giỏi vòng trường đạt 100% và vòng huyện đạt 40% trở lên so với tổng số giáo viên trực tiếp dự thi và không có giáo viên xếp loại trung bình theo Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
2.4. Công tác xây dựng cơ sở vật chất; quản lý thư viện, thiết bị; quản lý tài chính
2.4.1. Công tác xây dựng cơ sở vật chất
Duy trì và phát triển cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp & an toàn.
2.4.2. Thư viện, thiết bị
* Thư viện
Đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc trong việc sử dụng vốn tài liệu thư viện và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức.
Thu thập, bổ sung và xử lý nghiệp vụ vốn tài liệu; bảo quản vốn tài liệu và thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy chế của thư viện.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giới thiệu vốn tài liệu thư viện, tham gia xây dựng và hình thành thói quen đọc sách, báo trong cán bộ giáo viên và học sinh.
Bảo quản cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài sản khác của thư viện.
Giữ vững thư viện tiên tiến.
* Thiết bị
Bảo đảm việc mở cửa phòng thực hành thí nghiệm đúng lịch. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra: tắt đèn, quạt, đóng cửa khi không có giờ thực hành thí nghiệm.
Bảo quản tốt các phương tiện dạy học, trang thiết bị. Thường xuyên làm vệ sinh trước giờ học và sau các giờ giải lao; nhắc nhở học sinh thực hiện đúng nội quy của phòng thực hành thí nghiệm; theo dõi và kịp thời báo cáo hiệu trưởng những tài sản bị hư hỏng hoặc trang thiết bị thay thế, bổ sung.
2.4.3. Quản lý tài chính
Căn cứ vào chương trình công tác của trường, chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước được giao trong năm, nguồn thu từ học phí để lập dự toán thu chi ngân sách hàng quý, năm theo quy định; chủ động cân đối giữa các nguồn thu và nhu cầu chi để đảm bảo kinh phí duy trì ổn định toàn bộ các hoạt động của nhà trường.
Thu và quản lý nguồn thu; thanh toán các khoản chi; sử dụng các nguồn kinh phí của trường theo đúng quy định, đúng mục đích và có hiệu quả. Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê.
Phối hợp với giáo viên quản lý các phòng chức năng tổ chức quản lý tài sản của toàn trường. Tham gia kiểm kê; kiểm tra định kỳ hay đột xuất tài sản cố định theo yêu cầu quản lý. Lập dự toán và theo dõi việc sửa chữa, nâng cấp đổi mới tài sản cố định, giá trị hao mòn tài sản cố định; tham gia và theo dõi việc thanh lý báo cáo hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên.
Tổ chức triển khai, hướng dẫn và thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách tài chính; tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo quy định của Nhà nước.
2.5. Công tác chỉ đạo, phối hợp với các tổ chức đoàn thể
2.5.1. Công đoàn
Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến tập thể hội đồng sư phạm; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho cán bộ, giáo viên góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục; tham gia quản lý trường học; tổ chức các phong trào thi đua và các cuộc vận động; tổ chức giám sát các hoạt động của nhà trường;
Giữ vững đạt danh hiệu “Công đoàn vững mạnh”.
2.5.2. Chi đoàn
Tổ chức thực hiện các hoạt động, các phong trào thi đua của Đoàn, Đội theo kế hoạch của nhà trường, của ngành và Hội đồng đội huyện. Tuyên truyền, giáo dục các em ý thức tự giác thực hiện tốt nhiệm vụ học sinh.
Giữ vững đạt danh hiệu “Chi đoàn vững mạnh”.
2.6. Trưởng Ban lao động
– Lên kế hoạch lao động hàng tháng, học kỳ và năm học.
– Lên kế hoạch lao động đột xuất.
– Phân công lao động nhiệm vụ cụ thể, ngày giờ.
– Luôn quan tâm theo dõi, kiểm tra vệ sinh khuôn viên trường lớp.
2.7. Nhân viên bảo vệ và vệ sinh
– Bảo quản tài sản nhà trường cho thật tốt, tránh mất mác, hư hỏng.
– Túc trực cơ quan nhà trường 24/24, có đi đâu thì báo cáo lãnh đạo nhà trường. Không cho người lạ mặt vào trường khi không có nhiệm vụ hoặc không có liên hệ công tác với nhà trường.
– Hướng dẫn khách đến liên hệ công tác với nhà trường cần gặp ai.
– Luôn quét dọn, vệ sinh sạch sẽ.
2.8. Công tác xã hội hóa giáo dục
– Xây dựng nghị quyết của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường và lớp. Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
– Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
– Tham mưu với lãnh đạo phòng giáo dục, Đảng ủy-UBND xã và chính quyền địa phương. Phối kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học trường để thực tốt kế hoạch nhiệm vụ năm học 2018-2019 đã đề ra.
– Tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến tập thể Hội đồng sư phạm, đến cha mẹ học sinh và học sinh.
– Xây dựng kế hoạch “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; kế hoạch “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; kế hoạch thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
– Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.
– Huy động và phối hợp mọi nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của đơn vị, xây dựng phong trào học tập, môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn.
– Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và phong trào thi đua trong giáo viên và học sinh.
– Thực hiện đồng bộ các giải pháp, phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học.
– Xây dựng kế hoạch kiểm tra, sơ tổng kết rút kinh nghiệm.
Trên đây là kế hoạch nhiệm vụ năm học 2018-2019 của trường trung học cơ sở Thạnh Đông A.
DUYỆT CỦA TRƯỞNG PGD&ĐT HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Nhã